Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Năm 2024, lễ hội được tổ chức ngày 6/5 (tức 28/3 âm lịch), gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra tại miếu thờ Khoang Lở, xóm Tân Lập. Thầy mo làm lễ cảm tạ thần linh, thổ địa, thành hoàng, hà bá đã ban cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.Phần lễ được thực hiện trang nghiêm, đầy đủ nghi thức tại miếu thờ, với mong muốn dòng suối Cái mát lành là nơi sinh sôi phát triển của nhiều loài cá, nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc giữ gìn và bảo tồn môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.

Phần hội diễn ra từ sáng sớm tại sân bãi trước miếu với các hoạt động văn nghệ dân gian như: Hòa tấu chiêng, hát đối, hát thường rang bộ mẹng… và các trò chơi dân gian: thi chèo bè, thi quăng chài, thi đánh bắt cá…; giới thiệu trưng bày các gian hàng ẩm thực với  những món ăn độc đáo của người Mường. Ngày nay có thêm một số môn: bơi, bóng chuyền, bóng đá...

Đồng chí Bùi Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Hiện nay, do có phương tiện truyền thông hiện đại, Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được nhiều người biết đến và tham gia, trở thành ngày hội lớn, thu hút nhiều du khách thập phương. Việc tổ chức lễ hội góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của người Mường sinh sống ở huyện Tân Lạc. Cùng với đó, tuyên truyền sâu rộng đến người dân cần trân trọng, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên ban tặng.

Theo Báo Hòa Bình 13/5/2024

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Kim Bôi - địa danh nổi tiếng gắn với tên gọi vùng đất "chén vàng” chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Khu nghỉ dưỡng Serena Resort Kim Bôi bên dòng sông Bôi thuộc xã Sào Báy, Khu du lịch An Lạc Ecofarm Hot and Springs hay Trung tâm Điều dưỡng người có công thuộc xã Vĩnh Đồng... là những điểm đến được nhiều du khách tìm kiếm.

Trên địa bàn tỉnh còn có KDL Mai Châu với nhiều resort, khu nghỉ dưỡng sinh thái ẩn mình giữa thiên nhiên, xen kẽ các bản làng du lịch cộng đồng hút khách trong nước, quốc tế. Đặc biệt có khu nghỉ dưỡng Avana Retreat Mai Châu - xã Bao La là điểm đến nằm trong top những khu nghỉ dưỡng hot nhất miền Bắc; khu nghỉ dưỡng Mai Châu Ecolodge - xã Nà Phòn, Lodge - thị trấn Mai Châu, Mai Châu Hideaway – xã Sơn Thủy...Các điếm đến nghỉ dưỡng sinh thái khá tiện lợi cho du khách kết hợp ngao du, khám phá bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn. Một số KDL còn cung cấp đến du khách tour khám phá điểm săn mây, tìm hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò.

Theo đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, nghỉ dưỡng sinh thái tìm về thiên nhiên đang là xu hướng nổi bật được ưu tiên lựa chọn khi đi du lịch cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ dài ngày. Điểm đến du lịch Hòa Bình với loại hình nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kết hợp khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, giải trí đang có sức hút lớn, đáp ứng nhu cầu của phần lớn du khách. Hiện nay, hầu hết các khu du lịch, điểm đến nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh "cháy” phòng lưu trú dịp 30/4 – 1/5 và đã chuyển sang chương trình kích cầu du lịch mùa hè. Một vài điểm đến nhờ đảm bảo các điều kiện đã linh hoạt mở cửa đón tham quan với gói trải nghiệm check in, thưởng thức ẩm thực, dịch vụ tắm khoáng, spa... Ước tính, với hoạt động đón khách kỳ nghỉ lễ đang diễn ra sôi động tại các khu, điểm, tổng lượng khách đến với du lịch Hòa Bình trong 5 ngày nghỉ lễ tăng từ 1,2 – 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Báo Hòa Bình 27/4/2024    

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Yên Thủy có 3 di tích cấp quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh. Các điểm di tích được đầu tư, trùng tu, tôn tạo đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển du lịch. Cùng với đó, các lễ hội gắn với di tích lịch sử - văn hoá đình, chùa được phục dựng, duy trì tổ chức, như: lễ hội chùa Hang - hang Chùa, đình Thượng, đình Trung, xã Yên Trị; đình Phủ Vệ, xã Đoàn Kết; đình Xàm, xã Phú Lai… Nhằm phát huy giá trị của di tích, huyện quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn việc chuẩn bị và tổ chức đảm bảo chu đáo, kỹ lưỡng, đúng nghi thức văn hoá truyền thống. Trong đó, phần lễ gồm các nghi thức: diễu hành, rước kiệu, dâng hoa, dâng hương, dâng lễ vật được diễn ra trang trọng, mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với cội nguồn.

Đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Yên Thủy cho biết: Để khai thác tốt hơn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, công tác truyền thông điểm đến du lịch lễ hội, du lịch tâm linh được huyện tăng cường. Tại các điểm di tích đều được số hoá, quét mã QR code phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân và du khách thập phương. Việc quản lý, tổ chức lễ hội phù hợp với từng di tích, nghiêm túc theo quy định, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo thuần phong mỹ tục. Các đơn vị tổ chức lễ hội chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thu gom, để rác đúng nơi quy định, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường… Qua đó góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch văn hoá, du lịch tâm linh hấp dẫn đến du khách; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý di tích, hoạt động lễ hội.

Theo Báo Hòa Bình 13/4/2024

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hiệp hội Du lịch hai tỉnh đã giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực phát triển du lịch. Theo đó, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch 2 tỉnh đang đẩy mạnh mối quan hệ liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động của các tỉnh trong khu vực và cả nước. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ dịch vụ, du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối vùng.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Cùng với việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối vùng, Hoà Bình đang chỉ đạo đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất cao. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt khoảng 5.400 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận liên kết - hợp tác phát triển du lịch giữa Hiệp hội Du lịch 2 tỉnh với mục tiêu "Liên kết - Hợp tác và Phát triển”. Nội dung tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất các phương thức liên kết - hợp tác nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của cả hai địa phương trong các ấn phẩm du lịch, trên các trang mạng thông tin điện tử. Xây dựng, kết nối các tuyến du lịch giữa doanh nghiệp hội viên 2 tỉnh. Khai thác, phát triển các tuyến du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, công ty lữ hành, du lịch, nhà hàng, khách sạn kết nối, phát triển.

Theo Báo Hòa Bình 5/4/2024

Từ ngày 21 - 23/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Giải Cầu lông - bóng bàn học sinh tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Giải có sự tham gia của  368 vận động viên (VĐV) đến từ 31 đơn vị, trường học trong toàn tỉnh. VĐV là học sinh các lứa tuổi tiểu học, THCS, THPT thuộc các trường học, câu lạc bộ trong tỉnh tham gia thi đấu các nội dung: đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

Sau 3 ngày, các VĐV đã thi đấu với tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng, phấn đấu đạt thành tích cao nhất, giải đã thành công tốt đẹp. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất, nhì, ba cho VĐV các lứa tuổi ở bộ môn bóng bàn và cầu lông; trao giải nhất, nhì và ba toàn đoàn cho các khối tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, giải nhất toàn đoàn môn bóng bàn và cầu lông khối Phòng Giáo dục và Đào Đào đều thuộc về Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình.

Theo Ban tổ chức, sự thành công của giải góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; khích lệ, động viên phong trào tập luyện thể dục thể thao trong các trường học, đặc biệt là môn cầu lông và bóng bàn nhằm kịp thời phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao cho học sinh.

Giải cũng là cơ hội để thiếu niên, nhi đồng có năng khiếu, đam mê môn cầu lông, bóng bàn được giao lưu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong thi đấu, hướng tới những giải đấu cao hơn, xa hơn. Thông qua giải sẽ tuyển chọn đội tuyển, chuẩn bị lực lượng tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024.

Theo Báo Hòa Bình 23/3/2024

Ngôn ngữ hiển thị

Responsive Image
 
Responsive Image
 
Responsive Image
  
 
Responsive Image
 
Responsive Image
 
Responsive Image
 
Responsive Image
 
Responsive Image
 
Responsive Image
 
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction